Trang chủ » Tin tức

Bảng xếp hạng 27 ngân hàng Việt theo mô hình Camel: Vietcombank vẫn đầu bảng, MB vươn lên á quân, top 10 có nhiều bất ngờ

(2022-02-24 08:18:02)

Đây là bảng xếp hạng ngân hàng Việt do nhóm phân tích của Chứng khoán Yuanta Việt Nam công bố mới đây.

Bảng xếp hạng 27 ngân hàng Việt theo mô hình Camel: Vietcombank vẫn đầu bảng, MB vươn lên á quân, top 10 có nhiều bất ngờ

Công Ty TNHH Chứng Khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta Việt Nam) vừa công bố báo cáo xếp hạng quý 4/2021 theo mô hình Camel đối với các ngân hàng Việt Nam. 

Trong số 27 ngân hàng được xếp hạng, Vietcombank (VCB) vẫn là ngân hàng đứng đầu bảng xếp hạng theo mô hình CAMEL của Yuanta. Ngân hàng này có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp chỉ 0,64%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) tăng vọt lên 424%, cao nhất ngành. Tỷ lệ CASA tăng nhẹ lên 35,7%. 

Theo nhóm phân tích, MB đã vươn lên vị trí thứ 2, tiếp đến là ACB và Techcombank (TCB). Không quá ngạc nhiên khi các ngân hàng này thường đứng đầu khi xét về chất lượng trong báo cáo phân tích ngành theo mô hình CAMEL hằng quý của Yuanta khi có chất lượng tài sản tốt, CASA cao. 

Đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng là MSB. Tiếp theo các vị trí trong top 10 là TPBank (TPB), Sacombank (STB), BIDV (BID), VietinBank (CTG), OCB. 

Yuanta cho biết, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của toàn ngành đã tăng lên và đạt 146% vào cuối quý 4/2021. Tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành giảm còn 1,34% (giảm 28bps so với quý trước và giảm 6bps so với cùng kỳ). 

Yuanta khuyến nghị tập trung vào các ngân hàng có tỷ lệ CASA cao. Cụ thể, tỷ lệ NIM giữa các ngân hàng sẽ có xu hướng khác nhau trong năm 2022. Lãi suất cho vay có thể vẫn sẽ tiệm cận với mức hiện tại do các ngân hàng sẽ tuân thủ theo chính sách của ngân hàng nhà nước nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế. Vì vậy, các ngân hàng có chi phí huy động vốn thấp nhờ tỷ lệ CASA cao sẽ hỗ trợ NIM tốt hơn so với các ngân hàng khác.

Bảng xếp hạng 27 ngân hàng Việt theo mô hình Camel: Vietcombank vẫn đầu bảng, MB vươn lên á quân, top 10 có nhiều bất ngờ - Ảnh 1.

Phân tích theo mô hình CAMEL là một phương pháp phân tích tình hình hoạt động và rủi ro của ngân hàng. Mô hình CAMEL là viết tắt chữ cái đầu tiếng anh của 5 chỉ tiêu: [C]apital Adequacy (Mức độ an toàn vốn), [A]sset Quality (Chất lượng tài sản), [M]anagement (Quản trị), [E]arnings (Thu nhập), [L]iquidity (tính thanh khoản).

Các tin khác